CÁCH LÀM SẠCH VÀ XỬ LÝ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN

   Các hóa chất độc gồm
-Hóa chất bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, chống nấm mốc
-Hóa chất bảo quản động thực vật.
   Có một đặc điểm mà hiện tại ít người biết là các Hóa chất này đều không bền vững ở môi trường kiềm. Vì vậy các bạn rửa rau bằng nước lã khoảng 3 lần, để trôi bớt các hóa chất bảo vệ, đừng vò dập.

  •    Và sau đó, dùng Nabica (natri hydrocarbonat) đây là 1 muối kiềm, các bạn có thể dùng. Các bạn có thể dùng nước vôi trong là kiềm mạnh. Lượng hóa chất chỉ vài mg. Nên chúng ta chỉ cần dùng 1 vài gam, tương đương với 1 thìa café Nabica là đủ để để rửa 1 chậu rau hoặc hoa quả cho gia đình. Cái này ở quầy thuốc bán nhiều và rất rẻ, khoảng 4000-5000 vnđ/gói 100gam. Thì nó sẽ trung hòa được các hóa chất độc hại trong 1 tích tắc.
       Kể cả cá khô, mực khô… chúng ta thấy nó không có ruồi nhặng đậu thì chắc chắn có chất bảo quản.
    -         Bước 1: Ta rửa bằng nước khoảng 2-3 lần,
    -         Bước 2: Ngâm trong dung dịch Nabica khoảng 30 giây – 1 phút. 1 phút với các loại quả cứng và cá khô, mực khô. Tất cả hóa chất bảo vệ thực vật sẽ bị kiểm khử ngay tức thì. Thực vật khoảng 30 giây là xong, nên ta đừng vò rau cho nó bị nhàu.
    -         Bước cuối cùng: các bạn nên mua thêm 1 lọ giấm là acid acetic. Các bạn lấy khoảng 1 chén nhỏ giấm, bỏ vào nước ngâm trên, thì acid sẽ trung hòa hết lượng nabica trên. Chúng ta vớt ra, không cần rửa lại, nấu hoặc ăn sống luôn.
       Nếu các bạn có trường mầm non, nếu các bạn có bếp, có xưởng nhà mình, cho công nhận, cho người lao động, thì làm cách này sẽ giữ được cho nhiều người.
       Khi các bạn mua gói này về, bỏ vào lọ, sau đó dán luôn cái nhãn này vào lọ để không bị nhầm với muối tinh, vì nhìn nó rất giống muối tinh. Mà muối tinh thì không làm được việc khử chất độc đâu, mà phải là muối Nabica này, thì nó sẽ là cứu cánh cho bạn.
       Nhưng nếu trong Trường hợp chúng ta ăn chất độc vào thì sẽ làm sao? Nếu chúng ta dính các chất bảo quản, chúng ta không ỉa chảy hay buồn nôn mà chúng ta sẽ cảm thấy đầy bụng, mệt mỏi, đi tiểu nước tiểu màu đỏ. Đó là lúc bạn đã dính chất độc, nhưng chưa đủ liều để đi bệnh viện. Tần suất chúng ta đang bị ngộ độc thức ăn rất nhiều, đến mức chúng ta không còn phát hiện ra nữa. Và khi đó chúng ta hòa 1 thìa Nabica vào trong nước, chúng ta uống, sau đó chúng ta cố gắng nằm lăn lộn, 1 lúc sau ngồi dậy, chúng ta sẽ ợ hơi. Vì nó sẽ tác dụng hóa học, và phân ly thành CO2, và nó giúp bạn giải độc. Như vậy, trong nhiều Trường hợp nghi ngờ bị ngộ độc thức ăn, các bạn nên xử lý theo cách trên sẽ rất hiệu quả và an toàn.
       Ngoài ra chúng ta nên uống enzyme (men tiêu hóa) và uống vitamin 3B., nó sẽ thúc đẩy quá trình phân hủy chất độc này. Và đặc biệt lưu ý, không được uống sữa trong các trường hợp ngộ độc thức ăn. Vì các protein sữa gắn với các chất độc và bị giữ ở receptor rất lâu, làm cho Bệnh nhân lại nôn và tụt huyết áp trở lại. Những hôm đó, chúng ta chỉ ăn cháo muối thôi.
       Còn nếu cố chịu, sau 3 tiếng đến Bệnh viện thì Bác sỹ sẽ truyền cho bạn Lactat ringger, nó chính là dịch kiềm để khử ở trong máu bạn.
      Ngoài ra Nabica còn có những tác dụng gia tăng sau:
    -         Khi em bé nhà bạn nghịch Ớt bị cay mắt hoặc các bộ phận khác, ớt là acid, bạn có thể lấy dung dịch loãng của Nabica có tính kiềm, bạn rửa được cho con thì nó làm dịu ngay tức thì do phản ứng trung hòa.
    -         Nếu trần nhà, vôi mà rơi vào mắt thì làm sao. Vôi có tính kiềm. thì chúng ta không vắt chanh vào mắt, vitamin C vào mắt, mặc dù theo nguyên lý lý thuyết là rất đúng. Mà trong trường hợp này, chúng ta sẽ rửa mặt bằng nước đường, pha loãng thôi, vì đặc sẽ gây sót mắt.
    -         Những người bị tạt acid, chúng ta chưa nên xách ngay họ tới Bệnh viện, mà lúc đó có bất kể là nước gì, thì chúng ta tưới ngay vào cho họ, để acid loãng ra và kêu ở quầy thuốc, lấy gói nabica xe ra cho vào chai nước, lắc tan và tưới vào cho họ, nó sẽ trung hòa trong tích tắc. Lúc đó, đến Bệnh viện các Bác sỹ chỉ chữa vết thương, và các vết thương rất nông. Nhưng nếu các bạn xốc họ ngay đi Bệnh viện mà lại tắc đường thì họ thực sự rất nguy hiểm, rất là thảm thương.
    -         Hãy nhớ người ta tạt Ớt, tạt Acid thì lấy muối kiềm để xử lý cho họ.
    -         Với em bé bị bọ nẹt cắn, trẻ lớn ta lấy vôi, trẻ nhỏ ta lấy kiềm để đắp cho con, để trung hòa, làm dịu dần cho con. Vì những chất này là acid
    @Bản quyền thuộc CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ RISOPHAR
usana
teawolf
unique
ipa
hfma
frutarom
Life
brentag
aqua
adm
acc