Đau cổ, cứng cổ, tê tay... là do đâu

Đau cổ, đau vai, tê tê cánh tay hay yếu cánh tay, có điểm gì chung? Những triệu chứng này có thể là do thoái hóa cột sống cổ, và có thể gây ra triệu chứng cho nhiều người, đặc biệt là với người lớn tuổi.

  •    Chúng ta có 7 đốt sống cổ, đánh dấu từ C1- C7. Chữ C là viết tắt của cervical spine. Giữa các xương cổ này là các đĩa đệm. Và các đĩa này có những chất mềm, giống như là Gel bên trong. Những đĩa này có tác dụng giảm sóc, áp lực, giảm áp lực tác động giữa các xương đốt sống cổ của chúng ta. Xương cổ và cổ nhìn chung là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể chúng ta. Vì đây là phần chính để đỡ lên phần đầu, chịu rất nhiều cử động và áp lực từ trên đầu chúng ta. Và vùng cổ của chúng ta là vùng quan trọng nhất, vì đây là vùng chứa rất nhiều dây thần kinh. Những dây thần kinh này ảnh hưởng toàn bộ chi trên của chúng ta. Bao gồm tay, vai và bàn tay. Vì vậy những tổn thương ở vùng cổ dẫn đến những triệu chứng như đau cổ, cứng cổ, tê tay, đau vai, thậm chí bị yếu tay.        Thông thường là khi chúng ta còn trẻ, cổ chúng ta khá là linh hoạt tại vì khoảng không gian giữa những cái đĩa của chúng ta nhiều hơn.
       Có lỗ chính giữa các đốt sống chính là để thần kinh cột sống của chúng ta, còn các lỗ nhỏ ở hai bên đốt xương là những dây thần kinh nhỏ mà nó lan tỏa ra ảnh hưởng tới những cánh tay, chi trên của chúng ta.
    Theo thời gian, thì cái phần đĩa đệm, nó khô đi, bớt nước và không gian bị hẹp lại. Khi nó xẹp xuống rồi thì khoảng giữa giữa các đốt sống của chúng ta cũng bị hẹp lại. Điều này giải thích vì sao một số bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoái hóa đốt sống lưng, thì họ có cảm giác họ bị lùn đi, dáng họ bị khom lưng. Khi cái không gian giữa các đĩa bị hẹp lại, thì cái dây thần kinh đi ra ngoài 2 nhánh, cũng bị chèn lên. Đây là lý do chính khiến chúng ta bị đau hay bị tê khi mà chúng ta bị thoái hóa cột sống cổ.
    Nếu cái phần đĩa bị ép giữa 2 xương, lệch ra ngoài và ép lên dây thần kinh, trong trường hợp đó thường thường ép ở phía bên trong xương, khi nhìn lên hình ảnh thì thấy như 2 cái gai là 2 đốm nhỏ ép ra phía sau và chúng ta hay nói gai cột sống là như vậy.
    Tùy vào vị trí dây thần kinh bị, mà bệnh nhân có những triệu chứng khác nhau. Đau cổ, cứng cổ, bị tê, đau cánh tay hoặc bàn tay. Trong một vài trường hợp thì có khối u trong ung thư di căn tới vùng này cũng có thể ép lên dây thần kinh ở những vị trí này, cũng gây nên triệu chứng tương tự như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm.
    Các nghiên cứu cho thấy đau cổ hoặc những triệu chứng liên quan thế này thường bắt đầu ở tuổi 40, tăng dần theo tuổi. Chúng ta lớn tuổi, thì không gian ở giữa các đốt cũng bị mòn đi. Thường đốt C7, đốt cuối cùng là bị ảnh hưởng nhiều nhất.
    Một điểm thú vị thì đa số triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ thì không phải do gai cột sống. Phần lớn ta lại hiểu là có gai cột sống. Nhưng thực ra là khoảng giữa, đĩa đệm chúng ta bị hẹp đi, thành ra cột sống bị lùn lại, hai dây thần kinh đi ra 2 bên ngoài, chứ ít khi nào bị gai.
       Đây là một bệnh thường xuyên. Tuy nhiên không phải lúc nào chẩn đoán bệnh này cũng chính xác. Tại vì do dây thần kinh ở nhiều nơi, và cột sống có thể tổn thương bằng nhiều cách nên các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thường ít rõ ràng. Đôi khi chỉ là yếu, đôi khi chỉ là tê, 1-2 triệu chứng thôi, thậm chí là cái cảm giác bị thay đổi chút xíu thôi. Những triệu chứng này cần phải được bác sỹ thăm khám kỹ càng.
       Một số bệnh mạn tính khác ví dụ tiểu đường, thường thường là ko kiểm soát chỉ số đường huyết Hb1C, trong trường hợp đó đường làm tổn hại dây thần kinh hoàn toàn. Trong trường hợp đó thì vùng cánh tay cũng bị tê tê, bị yếu, mà đôi khi chúng ta lại hiểu là vì thoái hóa cột sống cổ.
       Chẩn đoán hình ảnh thường thường là chụp hình MRI (Magnetic Resonance Imaging- chụp cộng hưởng từ) hoặc chụp CT tại vì X quang chúng ta sẽ không thấy nhiều và không thấy rõ. MRI có thể cho bác sỹ thấy chính xác chỗ mà chúng ta bị tổn thương. Tuy nhiên trong 1/3 chúng ta mặc dù không có triệu chứng gì, nhưng khi chụp MRI vùng cổ vẫn thấy những bất thường. Điều đó không có nghĩa rằng khi bệnh nhân hoàn toàn bình thường thì họ không bị đau. Nói tóm lại, nhiều khi hình ảnh chúng ta thấy khi xét nghiệm và triệu chứng của chúng ta nhiều khi không giống nhau. Nên bác sỹ khám lâm sàng là phải biết kết hợp giữa vùng tổn thương và chụp MRI để 2 kết quả đó kết hợp với nhau.
    Khi chúng ta lớn tuổi, sự chênh lệch càng nhiều hơn. Ví dụ, khi chúng ta 80 tuổi thì có 43% bệnh nhân mặc dù không đau nhức nhưng khi chụp hình vẫn thấy cổ chúng ta bị thoái hóa, chúng ta bị gai cột sống mà chúng ta không có triệu chứng gì. Nên hình ảnh là quan trọng nhưng phải kết hợp với thăm khám lâm sàng mới giúp bác sỹ chẩn đoán chính xác được bệnh thoái hóa cột sống cổ.
       Chữa trị bệnh này là gì? Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của chữa trị bệnh thoái hóa cột sống cổ là chúng ta phải thay đổi cách sống của chúng ta. Nếu chúng ta có những bệnh mạn tính như tiểu đường, cao huyết áp hoặc các bệnh lý khác như bệnh tự miễn, đặc biệt là bệnh viêm khớp dạng thấp thì chúng ta phải chữa những bệnh này tối ưu, vì những bệnh này để lâu dài sẽ làm ảnh hưởng tới thoái hóa cột sống cổ và làm cho cuộc sống chúng ta tệ hơn nữa.
       Cách chữa trị thông thường mà ta hay làm là kết hợp thuốc và vật lý trị liệu. Đôi khi bệnh nhân chỉ bị triệu chứng nhẹ thì ta chỉ cần dùng vật lý trị liệu. Thuốc thì bao gồm thuốc kháng viêm liều cao, thuốc giãn cơ bắp, hoặc đôi khi thuốc Sterol nếu cần thiết. Các thuốc này cần phải có sự kê đơn của bác sỹ vì nếu uống nhiều, có thể có những tác dụng phụ nguy hiểm. các thuốc này chữa viêm dây thần kinh, để chữa những triệu chứng tê tê dây thần kinh hoặc đau dây thần kinh của chúng ta sẽ đỡ đi.
    Với nhiều bệnh nhân, việc tiêm Sterol vào cổ cũng làm giảm đau tạm thời. Tuy nhiên uống thuốc và dùng vật lý trị liệu là cách mà bác sỹ khuyên bệnh nhân làm nhiều hơn. Vì Tiêm sterol vào cổ có rất nhiều rủi ro. Vì vùng cổ của chúng ta là vùng có mật độ dây thần kinh rất chằng chịt. Nếu tiêm lệch hoặc sai một chút là có thể ảnh hưởng tới những vùng khác, có những tác dụng phụ mà ta không mong muốn. Thường nếu tiêm thì ta phải tìm chính xác vị trí đốt sống cổ bị đau và tiêm thẳng vào trong đó..
       Một điều rất đáng lưu tâm nữa là chúng ta phải thay đổi cách sống, ví dụ thay đổi tư thế ngồi. Những người làm việc văn phòng lâu năm, hoặc làm nail thì những nghề này bắt buộc chúng ta phải ngồi và bắt buộc chúng ta phải khom lưng. Tư thế như vậy theo nhiều tháng, theo nhiều năm làm cho cột sống của chúng ta dễ bị đau hơn, làm cho vị trí những dây thần kinh nó bị chèn ép lên.
    Một câu hỏi khác là Khi nào chúng ta nên mổ trong trường hợp thoái hóa cột sống cổ? Những trường hợp các sỹ khuyên mổ là những trường hợp khẩn cấp, cấp cứu. Có nghĩa là nếu như không mổ thì tình trạng của bệnh nhân sẽ nặng hơn. Ví dụ chúng ta bị tê liệt ngày càng nhiều hơn, yếu 1 bên cánh tay hoặc mất cảm giác, thì đây là những triệu chứng rất nguy hiểm. Cơn đau không kiểm soát được, hoặc đôi khi chúng ta nghi ngờ có khối u hoặc có tiền sử bệnh ung thư mà chúng ta nghi ngờ Ung thư di căn đến vùng này. Thường đây là những triệu chứng nguy hiểm mà chúng ta phải can thiệp liền.
       Đa số các triệu chứng khác trong bệnh thoái hóa cột sống cổ thì chúng ta có thể điều trị bằng biện pháp không cần can thiệp phẫu thuật.
       Sau khi chữa xong, thì chúng ta cần phải tiếp tục tập thể dục, thay đổi cách sống và chế độ ăn uống của mình. Nhiều trường hợp chúng ta tập thể dục và uống thuốc, chúng ta thấy bệnh đỡ hơn, chúng ta lại quên mất và lại quay lại cuộc sống như lúc trước. ..thì sau đó nó sẽ đau lại, thậm chí đau nhiều hơn. Tại vì nếu chúng ta không mổ thì khe hẹp của dây thần kinh đó, nó không có biến đi. Việc chúng ta uống thuốc kết hợp vật lý trị liệu là làm cơ thể chúng ta quen dần với việc khe bị hẹp cũng giống như vùng đó nó không có viêm nữa mà thôi.
       Như vậy chúng ta nên tiếp tục tập luyện thường xuyên mà các điều dưỡng hoặc bác sỹ đã hướng dẫn cho các bạn.
    Tóm lại các bạn có thể hiểu hơn về bệnh thoái hóa đốt sống cổ, và hiểu rằng những triệu chứng như đau cổ, đau vai, tê cánh tay, bàn tay, yếu cánh tay thường là những triệu chứng của bệnh này. 
    @Bản quyền thuộc CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ RISOPHAR
usana
teawolf
unique
ipa
hfma
frutarom
Life
brentag
aqua
adm
acc