Mệt mỏi, có nên truyền dịch (truyền nước biển)?

Nhiều quý vị hỏi tôi có nên đi truyền dịch, truyền nước hoa quả, vitamin khi cảm thấy trong người mỏi mệt. Câu trả lời ngắn gọn là quý vị phải gặp BS trước tìm lý do vì mình mệt trước tự ý đi truyền dịch vì truyện dịch không đúng có thể làm quý vị mệt hơn, thậm chí có thể gây tử vong. 

  • Có nhiều loại dung dịch để truyền qua đường tĩnh mạch. Quan trọng nhất là quý vị có thật sự cần hay không và phải tìm ra lý do vì sao mệt mỏi. Trong y văn có nhiều ca tử vong do lạm dụng truyền dịch khi mệt mỏi dẫn đến sốc, suy tim phù phổi, và tử vong.  
     
    Truyền dịch ở nhà hay ở các nơi không có BS theo dõi càng tăng rủi ro tai biến, vì truyền dịch vào người phải vô trùng, và hạn chế tối đa tai biến, phải có BS hay điều dưỡng theo dõi nếu có sốc phản vệ, nhiễm khuẩn, hay các biến chứng khác. Truyền dịch ở nhà khá nguy hiểm vì không có kết quả lab để biết thiếu chất gì để truyền. Việc tự ý bổ sung chất không đúng hay quá liều sẽ dẫn đến tai biến nặng hơn. 
     
    BN với các bệnh dưới dây không nên tự ý truyền dịch. 
    # Suy tim:-
      không nên truyền dịch do quả tim đã yếu rồi mà phải bơm thêm máu. Tim yếu dẫn đến ứ nước ở phổi, phù phổi, làm suy tim nặng, trụy tim và có thể dẫn đến tử vong
    # Suy thận:
    - Với thận suy nặng và độ lọc thận GFR bị giảm, thận sẽ không chịu nổi lượng nước đưa vào dẫn đến gây ứ nước, phù nề chân. 
    # Kiệt sức do mất nước chạy bộ đổ mồ hôi
    - Bệnh nhân bị mất nước lẫn muối khi chạy bộ, nếu truyền chai nước có đường (ngọt) sẽ có tác dụng phụ nguy hiểm. 
     
    # Các loại nước truyền dịch
    - Chất dinh dưỡng gồm Glucose 5%, 10%, đạm, chất béo, vitamin dùng cho BN sau khi mổ, suy dinh dưỡng không thể ăn qua đường tiêu hóa
    - Chất nước và điện giải (xem video về xét nghiệm của Bs Wynn) như Lactate, NaCl, Bicarbonate dùng cho mất nước, bỏng, tiêu chảy 
    - Chất protein như albumin, Dextran, dùng cho BN thiếu Albumin trong các bệnh gan 
usana
teawolf
unique
ipa
hfma
frutarom
Life
brentag
aqua
adm
acc