Những Chỉ Số sức khoẻ quan trọng cần phải nhớ

Hôm nay tôi muốn chia sẻ tới quý vị 5 chỉ số sức khỏe rất quan trọng, mà quý vị khi khám bác sỹ cần phải nhớ. 5 chỉ số này, mỗi khi quý vị đi đâu, chỉ cần nói cho bác sỹ biết những chỉ số này, thì bác sỹ sẽ biết được tình trạng bệnh của quý vị.

  • 1.     Đầu tiên, chỉ số các quý vị cần nhớ là  chỉ số đường huyết của mình, Hba1c (hay Ha1C). Đây là chỉ số để đo tiểu đường. Cũng là chỉ số theo dõi bệnh tiểu đường của mình có tốt hay không. Thông thường, với người bình thường thì chỉ số này <5.5%. Nếu từ 5.5-6.5%, ta có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu 6.5% trở lên thì chẩn đoán là tiểu đường typ 2. Lý do tại sao chỉ số này quan trọng, chỉ số này dễ nhớ. Vì đây là cách ta đo % lượng đường bám vào bề mặt tế bào máu của chúng ta. Mỗi 3 tháng, tế bào máu của chúng ta sẽ thay đổi, nên cách này chính xác hơn và tốt hơn cách mà ta kiểm tra lượng đường huyết mỗi ngày. Quý vị chỉ cần nhớ chỉ số của Quý vị là bao nhiêu. Ví dụ bây giờ là 6.8 và 6 tháng sau là 6.5 có nghĩa là đường của quý vị đã được kiểm soát tốt hơn. Nếu > 8,0 thì chúng ta phải chỉnh thuốc lại, nếu > 10.0 thì cần phải gặp bác sỹ ngay lập tức vì đường của quý vị không kiểm soát được. Nói tóm lại đây như là cái chấm tiền nợ mà ta nợ sức khỏe của chúng ta, và chúng ta đều muốn tiền lãi của nó thấp, đúng không nào. Càng cao thì nó càng nguy hiểm.
    2.     Chỉ số thứ 2 mà tôi muốn quý vị nhớ là chỉ số huyết áp và nhịp tim của mình. Phần lớn quý vị đi gặp bác sỹ quý vị mới đo huyết áp và quý vị quên rằng đo huyết áp chính xác nhất và tốt nhất là đo ở nhà. Khi mà chúng ta đo huyết áp thì chúng ta nên đo vào buổi chiều, đo vào một giờ cố định, ngồi ở cùng 1 tư thế và khi chúng ta đã nghỉ ngơi, chúng ta đã ăn uống thoải mái, chứ không phải mới thức dậy chúng ta đo liền hay chúng ta đang cải lộn hoặc đang xúc động ta đo liền thì chỉ số cũng bị ảnh hưởng. Huyết áp có 3 con số khi ta đo ở nhà. Con cố đầu tiên là khi trái tím chúng ta bóp lại và đẩy máu đi, số thứ 2 là khi trái tim chúng ta thả lỏng ra, và số thứ 3 là đo nhịp tim. Con số đầu tiên có thể nói là quan trọng nhất, vì con số này càng cao thì càng nguy hiểm. Hiện nay theo Hiệp Hội tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp tối đa nếu >130 thì chúng ta được chẩn đoán là cao huyết áp. Thường là 130/90 hoặc 130/80. Con số hoàn hảo là 120/80. Một số  quý vị hỏi nếu quý vị nhớ con số  huyết áp này nó quan trọng như thế nào. Tại vì khi quý vị đi gặp bác sỹ thường có hội chứng cao huyết áp khi gặp bác sỹ. Vì khi quý vị gặp bác sỹ, quý vị thấy lo nên huyết áp sẽ bị tăng. Khi bác sỹ thấy HA quý vị tăng, bác sỹ có thể cho quý vị uống thuốc huyết áp, trong khi thực tế, quý vị không bị cao huyết áp, quý vị chỉ bị cao khi gặp bác sỹ thôi và sau đó khi quý vị về nhà thì HA quý vị bình thường lại. Chính vì vậy việc đo huyết áp ở nhà và nhớ con số của mình. Khi đến gặp bác sỹ, mình phải nói chỉ số đó cho bác sỹ để bác sỹ xem xét kỹ. Nên nhiều trường hợp sẽ không phải dùng thuốc. Còn nếu ở nhà quý vị bị huyết áp cao thường xuyên, HA chúng ta chưa được tối ưu hóa thì bác sỹ sẽ dựa vào đó để chữa lại. Con số nhịp tim cũng là con số rât quan trọng, tại vì ở nhà, nhịp tim của Quý vị thường là 60-90, nhưng khi quý vị vào gặp bác sỹ thì nhịp tim của quý vị có thể cao hơn chút xíu, lên 100 hoặc 80, trong khi con số ở nhà của quý vị chỉ có 60 thôi. Cái này quan trọng tài vị nhiều khi quý vị đến gặp bác sỹ, bác sỹ chỉ có thể cho quý vị uống thuốc hạ huyết áp. Một trong những loại huyết áp hay dùng là nó có ảnh hưởng đến nhịp tim. Nếu nhịp tim của quý vị ở nhà đã thấp rồi mà quý vị uống thêm thuốc huyết áp, làm giảm nhịp tim nữa, sẽ dẫn tới nhịp tim không đủ, đôi khi quý vị cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, đơn giản là vì quý vị uống thuốc làm chậm lại nhịp tim. Đây là lý do tại sao mà quý vị cần phải nhớ chỉ số huyết áp của mình bao gồm số trên, số dưới và số nhịp tim.
    3.     Chỉ số thứ 3 chúng ta cần phải nhớ là cân nặng và chiều cao. Tại vì khi cân nặng thay đổi, nó có thể là 1 dấu hiệu về sức khỏe. Ví dụ với người lớn tuổi mà họ giảm cân một cách không có chủ ý, thì đó là một dấu hiệu nguy hiểm. Tai vì khi thấy ông bà cha mẹ mình giảm 1 vài kg, mà chúng ta tìm lý do liền thì nó sẽ tốt hơn rất là nhiều tới khi mà chúng ta nhìn thấy ông bà chúng ta ốm hẳn đi thì có nghĩa là đã bị giảm cân rất nhiều rồi. Nên mọi người nên cân ít nhất 1 tháng 1 lần hoặc là quý vị nhớ con số cân của mình. Chiều cao cũng rất quan trọng, đặc biệt với phụ nữ sau khi mãn kinh. Tại vì nếu bà của mình hay mẹ của mình quý vị cảm thấy hơi lùn hơn tí xíu, chúng ta cần phải đi khám ngay tại vì đôi khi loãng xương mà vỡ đốt sống, nhất là đốt sống cổ, đốt sống lưng hoặc đốt sống phía dưới, sẽ khiến cho người phụ nữ bị lùn đi, chiều cao thấp đi. Như vậy chỉ số chiều cao và cân nặng, rất là quan trọng. và chúng ta chỉ cần nhớ chính xác bao nhiêu.
    4.     Chỉ số thứ 4 là chỉ số về thận. Chỉ số này thì chắc là nhiều quý vị không để í. Nó chỉ đơn giản là khi chúng ta gặp bác sỹ, bác sỹ nói là thận chúng ta bình thường. Tuy nhiên quý vị nhớ chỉ số thận của mình là 1 dấu hiệu ngoài bệnh thận ra còn là bệnh tiểu đường, cao huyết áp và những bệnh mạn tính khác. Chỉ số đầu tiên là GFR là chỉ số tốc độ lọc thận, đây là 1 ước tố thể hiện thận chúng ta lọc nhanh hay chậm. Với người bình thường thì chỉ số này thường >90. Khi mà chúng ta càng lớn tuổi thì chỉ số này giảm từ từ, từ từ. Cũng giống như cái máy lọc, khi lớn tuổi thì tốc độ lọc của nó cũng chậm đi. Chỉ số GFR còn để xem chúng ta xác định mình bị thận mạn tính ở giai đoạn nào, từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 5. Trong đó gđ 5 là gđ nặng nhất mà chúng ta cần phải chạy thận nhân tạo. Chỉ số này thường đi kèm với chỉ số Cr hay còn gọi là Creatinin. Creatinin là 1 chất thải, khi mà cơ thể của chúng ta không có lọc hết những chất thải ra thì chỉ số này sẽ tăng. Nói tóm lại là nếu GFR đi xuống thì Creatinin đi lên. Quý vị nên so 2 chỉ số này để biết chắc rằng thận của mình tốt hơn hay tệ hơn. Và quý vị nhớ hỏi bác sỹ của mình về những chỉ số này.
    5.     Chỉ số thứ 5 quý vị nên nhớ là chỉ số đi đo loãng xương. Còn gọi là Dexa Scan. Dexa Scan là 1 chỉ số rất quan trọng. Dùng để chẩn đoán và theo dõi phụ nữ bị loãng xương. Khi chúng ta bị loãng xương thì xương chúng ta dễ bị vỡ, dễ bị gãy nếu chúng ta bị ngã. Thành ra chúng ta rất là nhiều người vào tuổi 65 với nữ và 70 với nam thì Bác sỹ hay khuyến cáo là nên đi chụp DEXA để xem xương mình có bị loãng hay không. Và nếu xương mình bị loãng thì chúng ta sẽ kiểm tra những chất khác xem có cần chỉnh không, ví dụ vitamin D3, …để bác sỹ cho dùng thuốc. Và khi quý vị dùng thuốc rồi, thì chúng ta nên chụp DEXA mỗi 2 năm để theo dõi là bệnh có cải thiện hay không hay là có ổn định hay không. Quý vị nên nhớ chỉ số Dexa là chỉ số âm tính. Có nghĩa là để chẩn đoán loãng xương, là thấp hơn -2.5 ví dụ -3.0 là chẩn đoán loãng xương.
    6.     Ngoài 5 chỉ số trên, Quý vị cũng nên cần nhớ là mình uống bao nhiêu thuốc mỗi ngày
    Chúng ta có thể không nhớ chính xác mình uống loại thuốc nào. Tuy nhiên quý vị cần nhớ một ngày mình uống bao nhiêu lần, bao nhiêu viên rất quan trọng. Khi chúng ta uống 1 ngày 1-2 viên, sẽ tốt hơn nhiều 1 ngày ta uống 5-8 viên. Quý vị tưởng tượng nếu chúng ta uống những thuốc này ngày qua ngày, tháng qua tháng, nó ảnh hưởng như thế nào tới thận và gan của chúng ta. Thành ra đôi khi nếu quý vị nói cho bác sỹ biết là quý vị uống thuốc 5-8 viên/ngày, bác sỹ biết quý vị có rất nhiều bệnh, bác sỹ sẽ hỏi kỹ hơn, và biết rõ hơn tình trạng sức khỏe của quý vị.
    Và điểm cuối cùng, quý vị nhớ là năm nay mình đi khám bao nhiêu lần. ví dụ quý vị đi bác sỹ xương, gia, tiểu đường, tâm lý…có nghĩa là nhiều hơn so với việc chỉ đi bác sỹ bình thường thôi. Quý vị nên nhớ lấy hồ sơ chẩn đoán của các bác sỹ chuyên khoa. Tại vì thông thường nhiều khi bác sỹ sẽ không có đủ thông tin của quý vị. Quý vị có thể tạo một sồ sơ cho riêng mình. Bằng cách đó, đi đâu, ở đâu bác sỹ sẽ biết Quý vị mắc bệnh gì
    @Bản quyền thuộc CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ RISOPHAR
usana
teawolf
unique
ipa
hfma
frutarom
Life
brentag
aqua
adm
acc