BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY DO Helicobacter Pylori (HP)

Hôm nay chúng ta sẽ bàn về bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn H.Pylori. Đây là một trong những bệnh đau dạ dày rất thường gặp, xảy ra khắp nơi và có thể có những biến chứng nguy hiểm nếu chúng ta không chữa trị thành công.

  •    Theo như 1 ước tính từ trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ thì gần như 50% người trên trái đất này đã từng nhiễm con vi khuẩn này. Tuy nhiên chỉ có 20% người nhiễm vi khuẩn này phát triển thành viêm loét dạ dày. Cái vấn đề của bệnh này là hầu hết mọi người nhiễm con vi khuẩn này không hề biết mình đã nhiễm. Chính vì vậy, có thể lây cho người khác và không quan tâm tới triệu chứng dạ dày của mình. Những nghiên cứu khác chỉ ra là con vi khuẩn này thường chúng ta nhiễm lúc còn bé, hoặc chúng ta nhiễm thông qua tiếp xúc, ví dụ như ở gần nhau, chúng ta hôn nhau, chúng ta ăn chung đồ ăn thức uống với nhau.
       Quý vị lưu ý là việc chúng ta nhiễm con vi khuẩn này và viêm loét dạ dày là 2 việc khác nhau hoàn toàn. Có nghĩa là chúng ta nhiễm nhưng mà không có bệnh gì hết. 20% những người nhiễm vi khuẩn này sẽ phát triển thành bệnh. Nó cũng giống như những khái niệm mà chúng ta nhiễm virus Corona, nhiều trường hợp là không có triệu chứng.
       Năm 2005 thì giải Y khoa Nobel được trao cho 2 bác sỹ người Úc Barry Marshall và Robin Warren, vì 2 bác sỹ này đã tìm ra mối liên hệ giữa vi khuẩn H.pylori và bệnh viêm loét dạ dày. Và một điều thú vị là năm 1985, chính bác sỹ Marshall đã uống con vi khuẩn H.pylori và sau đó tự bị bệnh viêm loét dạ dày để chứng minh sự liên hệ mật thiết giữa con vi khuẩn này và bệnh viêm loét dạ dày.
       Như vậy thì chúng ta có triệu chứng gì thì nhiễm con vi khuẩn này? Như tôi đã nói ở trên, phần lớn chúng ta sẽ không có triệu chứng gì hết. Tuy nhiên 1 trong 5 người chúng ta sẽ có triệu chứng. Triệu chứng hay gặp nhất là đau bụng râm ran. Hay đau nhẹ ở vùng dạ dày, là phía trên của ổ bụng. Chúng ta đau bụng nặng hơn, đặc biệt là khi đói. Ăn vào thì chúng ta bớt đau. Chúng ta cảm thấy ói mửa, buồn nôn, ợ chua thường xuyên. Chúng ta chán ăn, vì cảm thấy ăn không ngon miệng. Bụng chúng ta hay bị đầy hơi, lâng lâng khó chịu, và cuối cùng là bị giảm cân. Nếu có triệu chứng như vậy, chúng ta cần đi khám. Đặc biệt là những triệu chứng nguy hiểm hơn, ví dụ đi ngoài ra phân đen. Thường khi chúng ta đi ngoài ra phân đen, chúng ta hay nghĩ đến máu, nhất là ở vùng trên, máu do vết loét của dạ dày. Hoặc là chúng ta cảm giác bị đau tức ngực, cơn đau khó chịu, đau bụng dữ dội kèm theo ói mửa. Tất cả những triệu chứng này thì chúng ta nên đi khám sớm.
       Chẩn đoán viêm loét dạ dày do H.pylori như thế nào? Bác sỹ sẽ hay hỏi bệnh sử, hỏi bạn từ đâu tới. Cái này quan trọng. Mình sống chung với ai? Có ai đã bị loét dạ dày hay chưa? Ở nhà có ai bị Ung thư dạ dày hay không? Loét dạ dày do bệnh gì. Có nhiều lý do chúng ta bị loét dạ dày. Ví dụ loét dạ dày do bệnh Trào ngược dạ dày, chế độ ăn nhiều chất cay.
    Xét nghiệm vi khuẩn HP gây loét dạ dày:
       +Xét nghiệm qua hơi thở. Test này rất dễ làm. Xét nghiệm này tìm sự có mặt của con vi khuẩn HP ở thời điểm đó ở trong dạ dày của chúng ta. Đầu tiên Bác sỹ cho bạn thở vào 1 cái túi để đo nồng độ CO2 trong hơi thở chúng ta. Sau đó bác sỹ cho bạn uống 1 loại nước giống như nước chanh trong đó có chất Urea, sau đó thở lần 2 để đo nồng độ CO2.
    Nếu bạn bị nhiễm vi khuẩn HP, vi khuẩn này sẽ phân hủy chất Urea bạn vừa uống, thải ra thêm CO2, vì vậy hàm lượng CO2 sẽ cao hơn ở lần thở thứ hai. Nếu bạn không nhiễm thì lượng CO2 thở ra giống như lần trước. Lưu ý là thuốc kháng acid có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm do ức chế acid và giảm hoạt tính của vi khuẩn. Vì vậy bạn nên ngưng uống thuốc ức chế acid khoảng 1-2 tuần trước khi xét nghiệm.  Bạn hãy nhớ điểm này nhé, vì nếu bạn uống thuốc liên tục thì có thể kết quả xét nghiệm sẽ sai nghĩa là âm tính giả. Điều đó có nghĩa là chúng ta có con vi khuẩn, nhưng chúng ta xét nghiệm tìm không ra.
       + Một xét nghiệm khác là xét nghiệm tìm kháng nguyên của vi khuẩn qua đường phân. Đây cũng là cách để chúng ta xem có sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày của chúng ta không. Tuy nhiên cách này ít chính xác hơn tại vì nó bị ảnh hưởng bởi đồ ăn, thuốc kháng acid, và nhiều yếu tố khác.
       + Một xét nghiệm khác: là tìm kháng thể của con vi khuẩn HP này ở trong máu của chúng ta. Lưu ý các xét nghiệm kháng thể là để xem chúng ta đã và đang nhiễm vi khuẩn chứ không chính xác 100% tại thời điểm hiện tại. Nên các xét nghiệm này đôi khi bác sỹ sẽ kết hợp chúng lại với nhau để chẩn đoán chính xác nhất cho bạn.
       + Nếu như bạn vẫn còn nhiều triệu chứng, thì bác sỹ sẽ làm cho bạn 1 xét nghiệm, gọi là xét nghiệm sinh thiết. Bác sỹ sẽ lấy 1 mẫu nhỏ trong dạ dày bạn và soi trên kính hiển vi xem có con vi khuẩn không. Cách này thì rủi ro cao hơn, và không làm được nếu bạn không nội so dạ dày.
       Kết hợp các xét nghiệm + triệu chứng + bệnh sử, bác sỹ sẽ chẩn đoán kết luận bạn có bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP hay không.
       Tại vì con vi khuẩn này ở nhiều nơi, và hầu hết mọi người sẽ nhiễm con vi khuẩn này. Thành ra 1 câu hỏi quan trọng là ai nên xét nghiệm con vi khuẩn này. Tại vì không phải ai cũng nên xét nghiệm. Nếu chúng ta không có triệu chứng đau dạ dày, không sụt cân, thì chúng ta không cần phải xét nghiệm.
       Tuy nhiên đây là nhóm bệnh nhân cần nên xét nghiệm vi khuẩn này, tại vì những rủi ro phát triển, bị loét dạ dày, bị xuất huyết dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày sẽ cao hơn nếu ta không chẩn đoán kịp thời. Đó là những bệnh nhân có triệu chứng dạ dày lâu dài, có những triệu chứng như ở trên như ợ chua, sụt cân, chướng bụng, tất cả những triệu chứng mà liên quan tới dạ dày của chúng ta. Hoặc là những bệnh nhân có tiền sử ung thư dạ dày, hoặc có người thân trong gia đình bị ung thư dạ dày
       Một điểm quan trọng là ăn nhiều chất kích thích như là chất cay, và uống bia, hút thuốc, sẽ làm cho bệnh loét dạ dày nặng hơn.
       Chúng ta chữa viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP bằng cách nào?
    -  Tại vì đây là do vi khuẩn nên chúng ta sẽ dùng kháng sinh. Tuy nhiên, con vi khuẩn HP này có hình xoắn, có khả năng thích ứng cao ở môi trường độc hại là môi trường acid. Ta phải dùng 2 loại trụ sinh mạnh để có thể diệt con vi khuẩn này. Thường là ta sẽ dùng 1-2 tuần kháng sinh và kết hợp với thuốc kháng acid. Đây gọi là điều trị 3 loại thuốc (amoxicillin + clarithromycin + PPI Thuốc ức chế bơm proton Proton-pump inhibitor). Hầu như sau quá trình dùng liệu trình này sẽ thấy đỡ hơn. Nếu ko thấy đỡ hơn thì phải dùng tới 4 loại thuốc kết hợp là (Tetracycline + metronidazole + PPI + Bismuth) vẫn dùng 2 loại trụ sinh mạnh hơn so với 2 loại đầu kèm thêm những thuốc khác.
    -  Các bạn nên theo dõi sau khi dùng trụ sinh thì cơn đau dạ dày nó hết hẳn chưa? Cũng như con vi khuẩn này có hết hoàn toàn hay chưa.
       Kèm theo sau đó bạn nên dùng các sản tự nhiên như curcumin để làm phục hồi vết loét, ổn định thể trạng và giải độc cho cơ thể sau khoảng thời gian dài dùng kháng sinh.
       Biến chứng nguy hiểm nếu chúng ta ko chữa viêm loét bao tử do  vi khuẩn HP là chúng ta bị xuất huyết dạ dày. Vết loét sẽ càng này càng rộng ra, và máu sẽ chảy ra. Xuất huyết dẫn đến thiếu máu và rất nhiều biến chứng khác nếu chúng ta không chữa tới nơi tới chốn.
       Ngoài ra viêm loét dạ dày kinh niên khiến chất lượng cuộc sống của chúng ta giảm đi. Các bạn tưởng tượng các bạn ăn Tôm hùm, ốc nướng,những món rất là ngon, mà chúng ta ăn không được vì bụng cứ chướng hoài. Thành ra chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nếu ta không chữa trị dứt điểm cái này.
       Nếu vẫn còn đau dạ dày, chúng ta cần chẩn đoán và tìm nguyên nhân tại sao chúng ta lại đau lâu như vậy.
       Nguy hiểm phát triển thành Ung thư. Đây là một trong những dạng ung thư mà có liên quan đến con vi khuẩn này. Chúng ta không chữa lâu dài, khiến cho con vi khuẩn có mặt ở đó, khiến những tế bào miễn dịch của chúng ta thay đổi. Cuối cùng có thể phát triển ung thư. Các bạn cần cẩn thận và chữa dứt hẳn con vi khuẩn này nếu chúng ta có triệu chứng.
       Nói tóm lại, bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn H.pylori, xảy ra khắp nơi, có nhiều triệu chứng ở vùng dạ dày: như đau, chướng, ợ hơi…Và xét nghiệm bằng hơi thở Urea là 1 xét nghiệm an toàn, và chính xác cao. Chữa bệnh này nên chữa tận gốc, dứt điểm hoàn toàn triệu chứng đau dạ dày cũng giống như là diệt con vi khuẩn HP này. Tại vì để lâu sẽ nguy hiểm và có những biến chứng như xuất huyết dạ dày, hay là ung thư. 
    @Bản quyền thuộc CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ RISOPHAR
usana
teawolf
unique
ipa
hfma
frutarom
Life
brentag
aqua
adm
acc