Nhỏ nằm võng, lớn có bị gù lưng

Có lẽ ít ai trong chúng ta khi lớn lên lại có thể quên ký ước tuổi thơ được ông bà cha mẹ ru ngủ trong chiếc võng. Một số người cho rằng cho trẻ sơ sinh nằm võng sẽ giúp bé ngủ ngon giấc, đầu bé tròn, đẹp hơn, không bị bẹp. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy không nên cho trẻ sơ sinh ngủ trên võng, vì nó sẽ gây ảnh hưởng khá nhiều tới cột sống, lồng ngực, thói quen ngủ của trẻ sau này. Vậy có nên cho trẻ nằm võng hay không? Nếu cho trẻ nằm võng thì nên cho trẻ nằm võng như thế nào là đúng cách?

  • Thực ra nằm võng ở trẻ em, nếu thỉnh thoảng mình nằm cho vui thì được, không sao. Còn nếu như mình nằm thường xuyên hàng ngày, với thời gian dài, thì nó sẽ là 1 việc không tốt. Lý do, do trẻ con đang còn nhỏ, đang ở tuổi phát triển thì hệ thống cơ xương, đặc biệt là cột sống của con đang được định hình và phát triển. Võng là 1 dụng cụ có độ cong rất lớn, nên nếu mình nằm lâu ngày thì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cột sống theo những hình thức mà chúng ta không mong muốn. Ví dụ nó có thể gây gù vẹo cột sống.
    Theo các nghiên cứu của các bác sỹ, nếu trẻ nằm võng liên tục thời gian dài, sẽ gây ra những hậu quả sau:
    +Thứ nhất, gây hội chứng rung lắc, ảnh hưởng tiêu cực tới cột sống và lồng ngực. ảnh hưởng tới cột sống, khi đốt sống cong thì lưng sẽ gù, ức chế thần kinh. Phụ thuộc vào võng. Khi quen với chuyển động đu đưa của võng, trẻ sẽ dễ trở nên phụ thuộc vào nó. Nếu không có võng, sẽ không ngủ được. Mặt khác, khi nằm võng Bé dễ té ngã và khó thở.
    Với trẻ nằm võng, nếu trẻ chở mình, lật người trên võng, thì dễ bị té ngã ra ngoài võng. Và khi trẻ lật sang 1 bên thì rất khó lật ngửa trở lại.
    Mặt khác, trẻ sơ sinh nằm võng sẽ nằm ở tư thế cong người. gập cổ. Đây là tư thế khiến hô hấp khó khăn.
    +Không những chỉ ảnh hưởng tới cột sống và hô hấp, Có những nghiên cứu trên Thế giới, người ta thấy rằng bộ não của trẻ con trong quá trình phát triển, nếu mà mình để nó lên 1 cái vật như võng hoặc nôi mà mình đu, đung đưa quá nhiều thì nó cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của bộ não. Vì bộ não bị rung lắc liên tục.
    Cho nên ở các nước phát triển, họ rất ít khi sử dụng võng, kể cả nôi thì cũng không phải ở đâu người ta cũng dùng. Thường người ta cho trẻ nằm trên giường 1 cách rất là yên tĩnh thôi. Không có sự giao động liên tục. Con được đặt trên 1 mặt phẳng không phải là trên mặt cong giống như là cái võng. Chưa kể cái võng cũng là 1 dụng cụ có tính chất nguy hiểm. Trên thực tế có rất nhiều người, kể cả người lớn, chứ không nói gì trẻ con, có thể bị té võng do nó không có sự thăng bằng ổn định. Trong quá trình đung đưa, có thể bị lật, bị té, có thể gây ra trẻ bị trấn thương.
    Tương tự như vậy, khi chúng ta bế con, chúng ta cũng không nên rung tay quá mạnh ảnh hưởng tới bộ não đang non nớt và đầy nước con rất nhiều vì hành động này của quý vị.
    MẶC DÙ NẰM VÕNG TIỀM ẨN NHIỀU NGUY CƠ NHƯNG TRONG TRƯỜNG HỢP CẦN THIẾT, CHA MẸ VẪN CÓ THỂ CO BÉ NẰM VÕNG, NẾU CHỈ CHO BÉ NẰM VÕNG Ở NHỮNG GIẤC NGỦ NGẮN VÀO BAN NGÀY, KHÔNG ĐƯỢC CHO TRẺ NẰM VÕNG TRONG SUỐT CẢ ĐÊM.
    Chúng ta nên cho trẻ nằm chéo so với chiều của võng, để nâng đỡ vùng lưng của bé, không làm cột sống của bé bị cong theo chiều cong của võng.
    Chúng ta không nên cho trẻ ngủ võng quá sớm nếu trẻ chưa được 3 tháng tuổi.
    Ngoài ra nên có dụng cụ chắn võng ngang để tránh việc trẻ bị lật võng, làm té ngã trong khi ngủ.
    Không đu đưa võng quá lâu, quá mạnh vì gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của trẻ.
    Người lớn chúng ta cần kiểm soát con khi con nằm
    Lời khuyên tốt nhất là chúng ta vẫn tập thói quen cho trẻ ngủ trên giường hoặc một mặt phẳng. Điều này giúp bé ngủ sâu hơn, phát triển thể chất và trí não toàn diện.  

    @Bản quyền thuộc CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ RISOPHAR
usana
teawolf
unique
ipa
hfma
frutarom
Life
brentag
aqua
adm
acc