Những máy đo sức khỏe nên có ở nhà và cách sử dụng tốt nhất

Những chiếc máy có thể giúp quý vị phát hiện được nhiều bệnh nguy hiểm và trong nhiều trường hợp có thể cứu mạng được chúng ta.


    1. Máy quan trọng nhất mà quý vị nên có ở nhà là Máy đo huyết áp. Các nghiên cứu chỉ ra, bệnh cao huyết áp chính là nguyên nhân của Đột quỵ, trụy tim hay suy thận mạn tính và rất nhiều bệnh nguy hiểm khác. Cao huyết áp Làm tăng nguy cơ tử vong khi bệnh nhân có những bệnh mạn tính khác ví dụ ung thư, mỡ máu cao hay tiểu đường. Chúng ta biết Cao huyết áp nguy hiểm như vậy, nhưng chúng ta lại ít đo huyết áp thường xuyên. Rất nhiều Bệnh nhân chỉ đo huyết áp khi họ tới gặp bác sỹ. Tuy nhiên khi đo huyết áp ở phòng khám thì thường là không chính xác. Tại vì sao, tại vì khi chúng ta đang đi công việc, hoặc chúng ta lo âu, hồi hộp khi gặp bác sỹ, thì huyết áp chúng ta có thể cao hơn. Trong TH đó gọi là hội chứng cao huyết áp do gặp Bác sỹ. Trong TH đó quý vị nên đo huyết áp ở nhà thì mới biết được huyết áp của mình có chính xác hay không? Việc đo huyết áp ở nhà ở cùng 1 giờ, cùng 1 thời điểm, cùng 1 tư thế rất là quan trọng. Cách đo thì sẽ theo hướng dẫn của mỗi máy. …Chúng ta cần tốt nhất nên đo huyết áp mỗi ngày. Sau đó ta ghi lại chỉ số. Khi đọc huyết áp , chúng ta nên đọc 3 con số: huyết áp tối đa (khi tim chúng ta bóp lại), huyết áp tối thiểu (khi tim chúng ta thả lỏng ra), và nhịp tim của chúng ta. Và nhớ huyết áp tối đa – HA tối thiểu > 30 thì mới đảm bảo được. huyết áp bình thường 120/80, huyết áp gọi là cao khi >130/90, Khi huyết áp cao 180/100 thì là quá cao, rất nguy hiểm, trong TH này thì rủi ro về đột quỵ và những bệnh khác có thể xảy ra. Huyết áp thấp là <90/60. Nhịp tim bình thường là 60-100, nếu nhịp tim của chúng ta cao hơn hoặc thấp hơn mà có thêm những triệu chứng thì đó là lúc chúng ta cần phải gọi cho BS ngay.
    2. Máy quan trọng thứ 2 là máy đo đường huyết. đây là máy không thể thiếu với những ai bị bệnh tiểu đường. với người ko tiểu đường, máy này vẫn quan trọng. Tại vì trong TH đó, nếu chúng ta bị xỉu, bị mệt thì chỉ số lúc đó có thể chỉ ra ta bị tụt đường huyết, hoặc chúng ta bị quá nhiều đường trong máu. Thường mình thường ktra ở nhà kết hợp thăm khám bác sỹ để ktra chỉ số đường phần trăm Ha1C, là chỉ số % đường bám vào Hồng cầu. khi mới bị tiểu đường, ta nên đo hàng ngày, tới khi nào chỉ số ổn hơn thì ta đo 3 lần/tuần, nếu tốt rồi thì 1 lần/tuần. Nếu bất cứ khi nào ta thấy mệt mỏi hoặc có bất kỳ triệu chứng nào, ta nên đo lại. Tùy hãng sản xuất mà cách dùng khác nhau. Chúng ta làm theo đúng chỉ dẫn của hãng sản xuất. Khi đo đường huyết, chúng ta cần biết những con số cơ bản sau:
    + Đo  lúc chúng ta đói hay là chúng ta no. Đây là yếu tố rất quan trọng. khi chúng ta đó, thì chỉ số đường bình thường từ 70-99, khoảng 100-125 mg/dL được xem là chẩn bị tiểu đường. > 126 là có thể bị tiểu đường. Khi chúng ta đo đường huyết lúc ta đói mà <54 mg/dL là rất nguy hiểm vì chúng ta không đủ đường trong máu. Đây có thể là duy do vì sao mà chúng ta cảm thấy bị chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu vì đơn giản, chúng ta bị tụt đường. Nếu chúng ta ăn no rồi, thì chỉ số bình thường nếu chúng ta ăn no là <140 mg/dL. Còn 140-200 là chuẩn bị tiểu đường, còn > 200 là có thể bị tiểu đường.
    1. Máy đo Oxygen. Rất cần khi đang có dịch Covid 19. Cách sử dụng rất đơn giản. Đây là máy không thể thiếu với ai đang có bệnh về phổi, viêm phổi mạn tính. Khi chúng ta làm theo hướng dẫn của máy, thì máy sẽ đọc cho chúng ta biết % oxy trong máu và nhịp tim của chúng ta là bao nhiêu. Với bệnh nhân mắc bệnh phổi thì con số có thể thấp hơn, khoảng 90-92%. Nhưng dưới 90 là chúng ta cần phải gọi bác sỹ ngay. Hoặc dưới 95 mà ta thấy mệt mỏi, khó thở cũng nên gọi bác sỹ ngay.  Ai mac Covid 19 thì phải đo 4-5 lần/ngày. Mỗi khi thấy mệt là phải đo ngay.
    2. Máy số 4 là máy đo thân nhiệt. khi đo nhiệt độ, ta nhờ ghi lại là đo ở đâu, vì đo trên trán khác với đo ở vùng nách. Khi đo nhiệt độ, nếu thấy con số nào quá cao, hay quá thấp thì ta nên đo lại. nếu đo lại mà chỉ số đúng như lần trước thì ta mới khẳng định chính xác. Còn nếu chỉ số 2 lần đo tại 1 vị trí mà không trùng khớp nhau tương đối thì máy của bạn đã bị hỏng, bạn nên thay máy khác.
    3. Máy cung cấp Oxy ở nhà. Với những ai mắc bệnh phổi mạn tính. Nó kích thước bằng khoảng nồi cơm điện. khi được cấp oxy sớm thì chúng ta sẽ làm giảm áp lực làm việc lên tim và phổi và khả năng hồi phục sẽ tốt hơn. Đeo máy oxy thì chúng ta nên đeo vòng từ đằng sau lại mũi và hướng 2 lỗ khí lên trên. Và buộc cố định để không bị rớt ra. Vì nếu ko cố định, khi chúng ta ngủ, chúng ta cần oxy nhưng nó lại bị rớt ra ngoài. Chỉnh oxy sao cho chỉ số oxy/tay của chúng ta >90%. Nếu đã chỉnh máy ở tốc độ tối đa mà ta vẫn thấy mệt, vẫn thấy nộng độ oxy <90% thì ta cần gọi bác sỹ ngay, tại vì có thể chúng ta có những bệnh lý khác về phổi khiến ta không có đủ oxy mặc dù chúng ta đã cung cấp đủ oxy. Máy này nhiều hãng sẽ cho chúng ta thuê.
    @Bản quyền thuộc CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ RISOPHAR
usana
teawolf
unique
ipa
hfma
frutarom
Life
brentag
aqua
adm
acc