Té ngã : kẻ giết người thầm lặng ở người lớn tuổi

Kính thưa quý vị, hôm nay tôi sẽ nói về Té ngã ở người lớn tuổi. Đặc biệt là vào mua thu hay mùa đông, ở những vùng lạnh.

  • Rủi ro ông bà cha mẹ chúng ta bị té ngã và dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng là rất cao.
    Thưa quý vị, hiện tượng té ngã là lý do khiến rất nhiều người phải nhập viện, và hàng năm con số tỷ vong do té ngã rất là cao.
    Các thống kê khác cho thấy, 1 trong 4 người từ 65 tuổi trở lên, té ngã ít nhất 1 lần trong năm. Và hơn 1 nửa trong số này khi họ bị té ngã là họ không thông báo cho bác sỹ và người thân biết là mình mới vừa té ngã. Và thực tế chúng ta cũng thường không để ý tới cái té ngã đó.
    Nguy hiểm hơn là té ngã 1 lần thì khiến cho ông bà cha mẹ chúng ta ngại vận động, ngại đi đứng. Và vì vậy làm giảm đi chất lượng cuộc sống. Ông bà cha mẹ chúng ta không có đi bộ nhiều hơn, ít có hoạt động hơn, ít gặp con cháu hơn tại vì sợ bị té ngã.
    Có nhiều rủi ro dẫn đến té ngã. Những rủi ro này từ bên trong cơ thể của ông bà cha mẹ chúng ta, ví dụ như: những bệnh mạn tính, những bệnh cấp tính, đến môi trường sống, điều kiện sống, khi chúng ta biết những rủi ro này, chúng ta có thể ngăn ngừa, chúng ta có thể giảm những cái rủi ro này, tại vì đó là cách tốt nhất để ngăn ngừa những biến chứng khi té ngã.
    Như vậy, những cái rủi ro này là gì?
    1.- Đầu tiên là thiếu vitamin D. vitamin D có vai trò rất quan trọng trong sức khỏe của xương và hệ miễn dịch. Rủi ro về té ngã sẽ tăng cao khi mà chúng ta thiếu vitamin D.
    2. – Người gầy yếu ở phần dưới cơ thể. Phần chân, phần khớp, phần háng. Điểm này cực kỳ đúng nếu như phần trên cơ thể chúng ta, phần bụng của chúng ta bị béo phì, bị thừa cân. Quý vị biết khi chúng ta bị thừa cân béo phì thì phần cân nặng phía trên nó sẽ dồn về phần bụng, dồn vào những phần mà chúng ta khó mà đi đứng. Nó khiến chân chúng ta yếu hơn, dễ bị té ngã hơn.
    3- Những rủi ro khác của té ngã bao gồm: đi đứng không vững, do các bệnh mạn tính khác ví dụ như viêm khớp gối, bệnh gút, đau nhức dây chằng, viêm khớp bàn chân, cổ chân, đột quỵ bị yếu 1 bên, hoặc trước đây chúng ta bị yếu khớp cũng khiến chúng ta dễ bị té ngã, tại vì cái cân bằng của chúng ta yếu đi.
    -Rủi ro khác nữa là ông bà chúng ta dùng thuốc an thần, dùng thuốc ngủ, những thuốc mà khiến cho khi họ thức dậy, họ vẫn thấy chóng mặt. Khi ông bà cha mẹ chúng ta thức dậy, họ đi lảo đảo họ không thấy rõ đường, họ dễ bị té ngã.
    -Một số thuốc mua ở quầy dược, như thuốc kháng histamin chữa dị ứng, tuy rằng nó có vẻ như không có hại gì  nhưng khi mà ta dùng quá liều khiến cho chúng ta thức dậy, bị chóng mặt, khiến cho ông bà cha mẹ chúng ta bị té ngã.
    -Các bệnh về mắt làm thị lực yếu ví dụ như là bị đục thủy tinh thể, hoặc là những bệnh về tiểu đường, khiến cho mắt của ông bà cha mẹ chúng ta bị yếu đi. Khi mà thị lực bị yếu đi rồi thì chúng ta không thấy rõ. Vào ban đêm, khi thức dậy đi tiểu, hoặc thậm chí trong ban ngày, nhưng mà nhà chúng ta không đủ ánh sáng, thì thị lực yếu cũng dẫn tới vấp và dễ bị té ngã.
    -Mang giày không đúng, hoặc giầy quá chật, quá rộng cũng khiến cho dễ bị té ngã.
    -Đèn điện ở nhà thiếu sáng, hoặc không đủ ánh sáng.
    -Và cuối cùng nhà của chúng ta có nhiều vật cản, ví dụ: thảm dày, ghế thấp, chậu, bình hoa làm những lối cản trên đường đi. Tất cả những cái này đều gây ra rủi ro ông bà chúng ta dễ bị té ngã.
    Té ngã ở người lớn tuổi xảy ra ở khắp nơi, chứ không chỉ xảy ra mà chúng ta thường nghe nói là ở trong phòng vệ sinh hay là ở trong phòng ngủ. Phần lớn các nghiên cứu lại chỉ ra rằng phần lớn các té ngã xảy ra ở ngoài nhà, thường là ở sân vườn, nơi công cộng. hoặc là ở những nơi khác. Thậm chí ở trong nhà thì phòng vệ sinh, phòng ngủ, và nhà bếp là những nơi thường xảy ra. Thậm chí ở trong bệnh viện, nhiều khi bệnh nhân nhập viện rồi vì bệnh khác, ví dụ như bệnh viêm phổi hay bệnh khác nhưng họ vẫn có khả năng bị té ngã.
    Giang  xin nói tí xíu về một bệnh nguy hiểm thường đi kèm với té ngã dẫn đến hậu quả rất rất nghiêm trọng. Đó là bệnh loãng xương. Phụ nữ Châu Á chúng ta là đối tượng có rủi ro mắc bệnh loãng xương cao nhất. Bệnh loãng xương làm cho xương chúng ta yếu đi. Giống như là thủy tinh vậy. Khi chúng ta té ngã thì nó dễ vỡ, tại vì giòn. Nếu như dễ vỡ gãy xương như vậy, bệnh nhân phải nhập viện, cần phải mổ, cần phải phẫu thuật, và những rủi ro lại có thêm ví dụ như là nhiễm trùng sau phẫu thuật, bị đông cột máu, hoặc là khiến chúng ta nằm viện lâu hơn, khiến chúng ta bị nhiễm trùng, khiến chúng ta bị giảm chất lượng cuộc sống. Tóm lại té ngã và loãng xương đi kèm với nhau, khiến cho những tác hại của nó càng nặng thêm.
    Phụ nữ trên 65 tuổi, và đàn ông trên 70 tuổi, nên kiểm tra mình có bị loãng xương hay không. Cách kiểm tra là chúng ta chụp DEXA (đếch xa) Scan, Đây là loại máy dùng tia Xquang chụp, ước lượng xem mật độ xương của chúng ta là như thế nào. Thường chỉ số Dexa thấp hơn -2.5 thì đươc xem là loãng xương. Chỉ số từ -1 - -2.5 được xem là yếu xương. Quý vị nên nhớ chỉ số Dexa của mình là bao nhiêu tại vì chúng ta sẽ dựa vào đó để chữa trị và theo dõi trong những lần chụp kế tiếp.
    Các rủi ro khác khiến cho chúng ta dễ bị loãng xương: bao gồm dùng steroid lâu dài, thiếu hoặc thừa hormon, bệnh lý về tuyến giáp, giới tính nữ đặc biệt người Á Đông chúng ta, do tuổi tác, và các bệnh khác như bệnh tự miễn.
    Như vậy thì, làm sao để chúng ta ngăn ngừa té ngã.
    1-Điều đầu tiên và quan trọng nhất là quý vị nhớ đưa ông bà và bố mẹ chúng ta đi đến gặp bác sỹ, để xem đánh giá rủi ro mà ông bà cha mẹ chúng ta có thể bị té ngã trong tương lai là như thế nào. Quan trọng nhất là chúng ta ngăn ngừa chứ đừng để chúng xảy ra. Khi chúng ta đến gặp bác sỹ, bác sỹ có thể xem bệnh mạn tính hoàn toàn có thể chữa để ngăn ngừa té ngã.
    ví dụ như bệnh tiểu đường, khi chúng ta bị thấp đường quá, chúng ta tụt đường huyết, chúng ta bị chóng mặt nhức đầu, chúng ta dễ bị té ngã, Thành ra kiểm soát đường và chữa đường, rất quan trọng để quý vị ngăn ngừa té ngã.
    Bệnh khác như thiếu máu, khi chúng ta thiếu máu, chúng ta không đủ máu lên não, thường thiếu máu do sắt, thiếu máu do xuất  huyết bao tử, tất cả những bệnh này chúng ta có thể chữa được.
    Những bệnh khác ví dụ như cao huyết áp, khi huyết áp quá cao không kiểm soát được, chúng ta cũng bị chóng mặt. VÀ nhiều nhiều bệnh khác nữa.
    Mặt khác, bác sỹ cũng xem thuốc mà quý vị đang uống xem những thuốc này có thể tăng nguy cơ chúng ta bị té ngã hay không? Ví dụ những thuốc an thần, thuốc ngủ. Có những thuốc ngủ rất nguy hiểm, chúng ta uống lâu dài, sẽ tăng rủi ro bị té ngã, tăng rủi ro bị mất trí nhớ và những bệnh nguy hiểm khác.
    Một điểm quan trọng là những thuốc mà quý vị mua ngoài quầy không cần kê toa, vẫn có thể khiến chúng ta bị té ngã hoặc là một số thực phẩm chức năng uống quá liều cũng có thể dẫn tới chóng mặt và té ngã ví dụ vitamin A, vitamin B3. Tất cả những cái này chúng ta đến gặp bác sỹ để nói cho bác sỹ biết, là mình đang dùng thuốc gì, để xem rủi ro té ngã của mình như thế nào. Và kiểm tra nồng độ vitamin D. Vitamin D rất quan trọng trong rất nhiều thứ.
    2- Tập các bài tập giúp tăng cường thăng bằng, và đi đứng. Quý vị có thể tập những bài vận động chậm như khí công, Taichi. Những bài tập này cũng đã được nghiên cứu chỉ rằng giúp chúng ta cân bằng cơ thể tốt hơn.
    3.- Nhớ đi kiểm tra mắt thường xuyên. Ít nhất là 1 lần/năm. Vì khi thị lực chúng ta yếu, chúng ta không thấy đường, nhất là ban đêm xuống, chúng ta dễ bị vấp và té ngã.
    4.- Cuối cùng là chỉnh sửa lại phòng ốc trong nhà, Đôi khi lắp thêm 1 vài cái thanh, vịn cầu thang, vịn phòng tắm, hoặc ghế ngồi, cho ông bà cha mẹ chúng ta. Sẽ giảm được rủi ro té ngã rất nhiều. Quý vị nhớ chỉnh chang lại vườn tược, đường đi, tránh thảm dày, trơn trượt, tránh những cái mà ta dễ vấp ngã, Nếu chúng ta giảm được những cái nguy cơ đơn giản thế này, ngăn ngừa được nguy cơ té ngã cho ông bà cha mẹ của mình thì nó tốt biết bao nhiêu, đúng không nào.
    Tóm lại, té ngã là một trong những rủi ro rất rất cao với ông bà cha mẹ chúng ta. Khi mà chúng ta trên 70 tuổi thì phân nửa sẽ té ngã. Té ngã xảy ra bất kỳ nơi đâu trên Thế giới. Quý vị cần cẩn thận hơn khi đi đứng, nhất là khi mang giày, để giảm rủi do té ngã. Quý vị nhớ đưa ông bà cha mẹ đi khám bác sỹ để chỉ ra những rủi ro này. Quan trọng nhất chữa trị té ngã bắt đầu bằng việc ta ngăn ngừa việc nó xảy ra. 

    @Bản quyền thuộc CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM QUỐC TẾ RISOPHAR
usana
teawolf
unique
ipa
hfma
frutarom
Life
brentag
aqua
adm
acc